Các nước châu Á ngoài Việt Nam đón tết Trung Thu thế nào

Tết Trung Thu theo lịch Âm là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Vào ngày này tại Việt Nam, mọi người thường bày mâm trà, rượu, bánh trung thu... để cúng cỗ vào đêm trăng rằm. Bên cạnh đó, mọi người còn biếu tặng nhau những hộp bánh trung thu dẻo, nướng hoặc bánh trung thu chay gắn kết tình thâm, tình bằng hữu. Mọi người còn tổ chức múa lân, múa rồng, mua hay tự làm lồng đèn đốt nến cho trẻ em để các bé có thể thỏa thích rước đèn dưới trăng. Không chỉ ở Việt Nam, tết Trung Thu còn xuất hiện ở các nước Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan… với nhiều phong tục truyền thống khác biệt nhau

Trung Quốc

So với các nước Châu Á khác, Trung Quốc là nơi bắt nguồn của Trung Thu với các câu chuyện thần thoại về Hằng Nga, thỏ ngọc… liên quan đến Trung Thu. Giống như Việt Nam, tết Trung Thu ở Trung Quốc cũng sử dụng bánh trung thu nướng và dẻo nhưng lại có hương vị đặc trưng riêng và trên mỗi chiếc bánh đều có in hình những chữ Hán có ý nghĩa tốt lành cho ngày Tết đoàn viên.
Vào đêm trăng rằm, mỗi nhà đều treo lồng đèn trước cửa nhà hay ngoài đèn, người ta còn thả đèn hoa đăng, đèn Khổng Minh để cầu may mắn cho gia đình

Hàn Quốc

Vào ngày này ở Hàn Quốc gọi là lễ hội Chuseok hay lễ tạ ơn, là ngày mà người nông dân làm lễ tạ ơn tổ tiên vì đã cho một mùa màng bội thu, trẻ em thường mặc trang phục trang phục Hanbok giống người lớn để vui chơi và ăn bánh trung thu
Bánh trung thu Hàn Quốc là loại bánh làm bằng bột gạo có hình bán nguyệt, tên là Songpyeon. Nếu như ở Việt Nam, Trung Quốc xem trăng tròn là biểu trưng cho sự hạnh phúc viên mãn thì người Hàn Quốc lại xem trăng khuyết mới là hình ảnh lý tưởng. Bởi “trăng khuyết rồi sẽ tròn” như là sự sinh sôi, nảy nở. Và đó là lý do tại sao những chiếc bánh songpyeon được nặn theo hình lưỡi liềm.
Ngoài ra còn có thể uống Toranguk (canh khoai sọ) và rượu Baekju (bạch tửu) vào ngày này

Nhật Bản

Khác với các nước khác, ở Nhật Bản đón tết Trung Thu tới 2 lần. Lần thứ nhất được gọi là Zyuyoga gắn liền với phong tục ngắm trăng Otsuki-mi. Lần thứ hai tổ chức là Zyusanya.
Otsuki-mi được tổ chức để cầu xin thần linh mang lại cho người dân mùa vụ tươi tốt, đã đi sâu vào đời sống tinh thần người Nhật và là cơ hội để làm phong phú tâm hồn trẻ thơ.
Vào ngày này, có Tsukimi-Dango, bánh trung thu của Nhật bằng nếp nhỏ xinh và tròn trịa tượng trưng cho vầng trăng trên trời, được người Nhật bày theo hình tam giác trên một chiếc kệ gỗ, bên cạnh bình cỏ Susuki, và cũng có thể có thêm một số loại hoa quả nữa và đặt lên hiên nhà, hoặc gần bên cửa sổ, bất cứ chỗ nào có thể nhìn thấy trăng rõ nhất, để vừa ăn vừa ngắm trăng.
Theo quan niệm của người Nhật, trên mặt trăng không có chị Hằng Nga, chú Cuội như Việt Nam mà chỉ có thỏ ngọc. Họ cho rằng vào ngày này, thỏ ngọc trên mặt trăng thường giã bánh Tsuki-Dango.
Trẻ em Nhật Bản được cha mẹ sắm cho những chiếc đèn lồng cá chép để tham gia vào hội rước đèn vì lồng đèn cá chép tượng trưng cho sự can đảm

Thái Lan

Tết Trung Thu ở Thái Lan gọi là “Kỳ nguyệt tiết” -lễ hội cầu nguyện trăng. Vào ngày này, tất cả già trẻ gái trai đều phải tham gia lễ cúng trăng, sẽ ngồi quây quần bên bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Bát Tiên để cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất.
Theo truyền thuyết của người Thái, vào Trung thu, các bà tiên sẽ bay đến mặt trăng để gửi bánh và quả đào tiên chúc mừng Bồ Tát. Vì vậy mà người dân Thái Lan thường ăn bánh Trung thu và quả đào vào ngày rằm tháng 8. Bánh trung thu tại Thái Lan cũng giống với Việt Nam nhưng có phần mỏng, dẹt hơn và nhân bánh được yêu thích nhất tại đây là nhân sầu riêng.

Malaysia

- Ăn bánh mặt trăng, ngắm trăng, xách đèn lồng diễu hành là tập tục lễ hội Trung thu được lưu truyền từ xưa đến này của người Hoa tại Malaysia. Khi lễ hội Trung thu đến gần, các doanh nghiệp có cửa tiệm lâu năm trên khắp Malaysia tấp nập đưa các loại bánh mặt trăng với đủ màu sắc ra giới thiệu khách hàng.
- Họ tổ chức cuộc diễu hành đèn lồng chào mừng lễ hội Trung thu, ngoài múa rồng, múa sư tử ra, đoàn xe hoa chở “Hằng Nga”, “thất tiên nữ” ngao du giữa phố phường, các nghệ nhân và thanh niên phục sức lộng lẫy, múa hát rộn rã.

Philippines

- Cũng như Malaysia, ở Philippines tết Trung Thu cũng được tổ chức và lưu truyền bởi những người gốc Hoa sinh sống và làm việc tại đây, họ thường làm bánh trung thu rồi đem tặng cho người thân, bạn bè, hàng xóm
- Bánh trung thu ở Philippines không có hình dáng bắt mắt như các loại bánh Trung thu khác nhưng lại hấp dẫn ở phần vỏ bánh xếp lớp giòn giòn … thường được gọi là Hopia (bánh nướng ngon), gồm nhiều "phiên bản" như hopiang mungo (bán nướng đậu xanh), hopiang baboy (bánh nướng thịt heo), hopiang Hapon (Bánh nướng Nhật Bản), hopiang ube (bánh nướng khoai lang tím)...

Campuchia

- Lễ hội trông trăng ở Campuchia diễn ra muộn hơn hẳn, thường là vào rằm tháng 10 âm lịch chứ không phải vào 15/8 như các nước khác. Lễ hội này thường được gọi là lễ hội Ok Om Pok, thường được tổ chức vào ban đêm, để tỏ lòng biết ơn đến Thần Mặt Trăng - vị thần đang mang đến cho họ một vụ mùa tốt tươi.. Khi ánh trăng vừa nhô lên qua những tán cây, người dân nước này sẽ bái nguyệt với tất cả lòng thành của mình.
- Lễ vật cúng trăng gồm có hoa tươi, súp sắn, gạo dẹt, nước mía. Sau khi bái nguyệt xong, mọi người sẽ lấy gạo dẹt nhét vào miệng trẻ con, nhét đến khi nào không thể nhét được nữa mới thôi. Vì người Campuchia quan niệm rằng việc làm đó sẽ cầu cho trẻ nhỏ được ăn uống dư dả, cuộc sống sung túc, viên mãn sau này.

Singapore

Tết Trung thu ở Singapore là thời điểm lý tưởng để mọi người gửi những lời chúc, món quà may mắn tới người thân, bạn bè. Một trong những món quà được sử dụng nhiều nhất là bánh Trung thu.
Bánh trung thu ở Singapore có hình dáng khá giống với bánh trung thu ở Việt Nam nhưng hương vị thì hoàn toàn khác. Singapore có nhiều loại bánh trung thu khá lạ như bánh dẻo nhân trà xanh hay bánh nướng nhân bí đỏ, nhân sầu riêng. Bánh dẻo không còn giữ màu trắng truyền thống nữa mà được biến tấu với đủ loại màu sắc.
Tuy phong tục, truyền thống mỗi nước khác nhau nhưng đều mong muốn gia đình bình an, khỏe mạnh, vui vẻ hạnh phúc dưới ánh trăng sáng chói
songday mooncake

Banhtrungthuchay.vn 16 năm kinh nghiệm trong việc kinh doanh bánh trung thu chúng tôi luôn cố gắng mang đến nhiều dịch vụ và ưu đãi tốt nhất đến Quý khách hàng, bạn hoàn toàn yên tâm khi đồng hành cùng chúng tôi với:
- Chiếc Khấu cao
- Giao hàng miễn phí TPHCM
- Chất lượng bánh được đảm bảo
- Có hoá đơn VAT
- Được đổi trả hàng nếu không đúng chất lượng bánh
- In logo (nếu quý hàng có nhu cầu)
Liên hệ đặt Bánh trung thu Chay
Địa chỉ: 102/39 Phan Huy Ích, P.15, Tân Bình, TPHCM
Điện thoại: 0932 7171 84
Mail: banhtrungthu.biz@gmail.com